Thi công cọc cát, Cọc bê tông, là một phần thi công nền móng cho các công trình xây dựng, giao thông thủy lơi, nhiệt điện... Nó là phần công việc mà mỗi người chúng ta khi tham gia thi công hoặc khi nghiên cứu về công việc này phải nghiên cứu.
Hạng mục: thi công xử lý nền đất yếu bằng phương pháp đóng rung cọc cát.
I.Yêu cầu kỹ thuật:
1. Tim mốc mặt bằng khi bàn giao phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bàn giao bản vẽ kỹ thuật, chiều sâu, khoảng cách cọc đó được phê duyệt .
3. Cát dùng để đóng cọc là cát vàng có các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Thành phần khoáng vật: Cát vàng.
- Thành phần hạt: Cát vàng hạt trung trở lên với những cỡ hạt như sau:*. Cát sỏi: Hàm lượng hạt trên 2mm chiếm > 25%, Cát to: Hàm lượng hạt trên 0,5 mm chiếm > 50%.*,Cát trung: Hàm lượng hạt trên 0,25 mm chiếm > 50%.
- Độ đồng nhất của hạt: Cu > 4.
- Hàm lượng tạp chất: Hạt sột và bụi ≤ 10%, Hữu cơ ≤ 5%, Muối ≤ 3%.
II.Thiết bị thi công: Sử dụng máy cơ sở , búa rung điện, máy phát điện, máy nén khí hoặc máy bơm nước và các dụng cụ phục vụ có các thông số kỹ thuật cơ bản sau:
2.Búa rung điện: Sử dụng loại Tomen có công xuất từ 90KW đến 150KW phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công trình.
3.Máy phát điện: Sử dụng máy có công suất 300KVA...550KVA.
4.Máy bơm nước hoặc máy nén khí: Loại Airman hoặc Denyo mỗi máy 01chiếc,( máy bơm nước loại 1,1KW trở lên).
5.Dụng cụ phục vụ: Bao gồm xẻng, dây bơm nước, dây điện, dây tuy ô khí... đủ để phục vụ quá trình thi công.
III.Biện pháp thi công:
1.Hướng thi công: Dựa theo bản vẽ sơ đồ bố trí cọc được duyệt thi công từ hàng cọc số 1 đến số 2 … hoặc tuỳ theo địa hình mặt bằng để đề ra hướng thi công cho phù hợp.
2.Vận chuyển cát: Cát được chở đến công trường bằng ôtô tải.
3.Các bước thi công:
- Xác định đánh dấu vị trí tim cọc trên mặt bằng.
- Điều khiển máy, búa, ống cọc đến vị trí tim cọc búp mũi ống cọc thả ống cọc vào đúng tim cọc.
- Đóng điện cho búa rung điện hạ ống cọc đến chiều sâu thiết kế thỡ dừng lại.
- Đổ cát và đồng thời mở khí nén hoặc bơm nước vào ống cọc qua cửa ống cọc.
- Khi cát đổ đầy ống cọc tiến hành rung và rút ống cọc lên khỏi mặt đất. Chú ý mở van xả khí hoặc bơm nước vào ống. Điều khiển búa rung đồng thời vừa rút ống cọc lên khỏi mặt đất vừa rung ống để cát nằm lại trong ống.
- Sau khi kéo ống ra khỏi lỗ, lấy que đo chiều sâu lớp cát được nhồi. Chiều sâu này phải ≤ 0,5 (một) nếu không đảm bảo phải đổ cát thêm.
- Khi thi công nếu bùn theo ống cọc lên trên bề mặt thì vừa dùng xẻng dọn sạch bùn trên bề mặt để đảm bảo nước thoát ra được thông suốt.
- Kết thúc thi công một cọc cát thì chuyển máy sang vị trí mới và thi công cọc tiếp theo cho đến hết.
4.Tổ chức giám sát chất lượng thi công: Cán bộ giám sát có chung một sổ nhật ký Công trình ghi chép các nội dung sau:
- Bản vẽ, mặt bằng khoảng cách cọc được xác định cho toạ độ từng cọc.
- Ghi chép từng cọc: Tốc độ ống cọc xuống, chiều sâu cọc cát, thể tích cát được nhồi, chiều sâu mặt cát sau khi rút ống.
IV.Các yêu cầu về công tác nghiệm thu:
1.Hồ sơ làm cơ sở cho công tác nghiệm thu bao gồm:
- Hồ sơ, thiết kế kỹ thuật đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chuẩn thi công cọc cát.
- Đề xuất gia cố nền bằng cọc cát.
- Hợp đồng kinh tế.
- Nhật ký thi công.
- Báo cáo kết quả kiểm tra toàn bộ nền sau khi gia cố, các biên bản nghiệm thu, hoàn công cùng các văn bản có liên quan khác.
2.Nghiệm thu chất lượng cát: Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Kỹ thuật Bên A kiểm tra chất lượng cát vàng khi đạt đúng theo yêu cầu thiết kế mới được đưa vào sử dụng.
3.Công tác nghiệm thu từng cọc:
- Kiểm tra chiều sâu, đường kính, khối lượng cát... Công việc này do Tư vấn giám sát, Kỹ thuật bên A, Kỹ thuật Bên B thực hiện và sẽ được nghiệm thu hàng ngày.
- Xác nhận nghiệm thu tổng số cọc cát, tổng số chiều sâu một cọc đúng và vị trí của từng cọc trên thực tế so với hồ sơ thiết kế. Nếu có sự sai lệch phải có biên bản xác nhận giữa các Bên và báo cáo lên tổ chức Tư vấn thiết kế biết để sử lý.
V.An toàn lao động:
1. Đối với người:
- 100% CBCNV làm việc trong khu vực thi công đều phải được học về An toàn lao động đúng với nghành nghề được đào tạo và yêu cầu công việc cụ thể ở Công trường.
- Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị thi công trên Công trường.
- Công nhân lao động chỉ được làm việc dưới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật và thợ máy.
- Trước khi thi công toàn bộ Công nhân đều được học về An toàn lao động.
- Khi nhận việc phải có chứng chỉ học ATLĐ.
- Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.
2.Đối với búa rung:
- Phải thường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly, nhớt búa, mô tơ và hệ thống điện…
- Chỉ được dựng khi búa đó ổn định trên cọc. Cáp treo búa thả hơi chùng.
- Lúc đầu chỉ được rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới được tăng dần lực rung của búa.
3.Đối với máy đóng cọc:
- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện tượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.
- Tuyệt đối không được đúng dưới đường dây điện cao thế.
- Khi tiến hành sửa chữa cọc phải dừng máy, hạ búa lên giá kê chắc chắn mới được sửa chữa.
- Phải thường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, xích truyền động, chốt, ắc…. Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra xiết chặt các bu lụng đai ốc, tra dầu, mỡ, nước đầy đủ. Nếu thấy hiện tượng hỏng phải sửa chữa ngay.
- Sau mỗi ca làm việc phải tiến hành bảo dưỡng máy 30 phút, trước khi nghỉ phải tiến hành phủ bạt che cho máy phải đặc biệt chú ý đến công tác che chắn cho động cơ điện, máy phát điện, máy nén khí, máy bơm nước và đầu búa.